HAI TÂM CỦA HÀNH GIẢ NIỆM PHẬT
TRÍCH ĐĂNG TỪ ĐƯỜNG VỀ CÕI TỊNH: http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/hanh-gia-niem-phat-phai-co-2-tam-ua-va-chan/
Người muốn quyết định sinh về Tây Phương thì phải có đủ hai hạnh mới
quyết chắc sinh về nước kia. Một là hạnh chán lìa, hai là hạnh ưa
nguyện.
HẠNH CHÁN LÌA
Phàm phu từ vô thỉ đến nay bị Năm Dục trói buộc luân hồi trong Sáu Nẻo chịu đủ các khổ, nếu không khởi tâm chán lìa Năm Dục, không lúc nào thoát ra. Cho nên phải thường quán sát thân này với máu mủ, phẩn tiểu, tất cả nhơ xấu thải ra, bất tịnh hôi thối. Kinh Niết Bàn nói:
"Cái thành thân như thế, La sát ngu si ở trong đó. Ai là người có trí mà ưa thích thân này". Kinh lại nói:
"Thân này chứa nhóm các khổ, tất cả đều bất tịnh, bị trói buộc bởi các thứ ung nhọt… căn bản không có ý nghĩa, lợi ích. Cho đến thân của các Trời đều cũng như vậy".
Hành giả hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc ngủ hoặc thức phải thường quán thân này, chỉ có khổ, không có vui, rất sinh tâm chán lìa, dẫu việc vợ chồng không thể dứt ngay mà dần dần sinh chán. Thực hành Bảy Pháp Quán Bất Tịnh:
HẠNH CHÁN LÌA
Phàm phu từ vô thỉ đến nay bị Năm Dục trói buộc luân hồi trong Sáu Nẻo chịu đủ các khổ, nếu không khởi tâm chán lìa Năm Dục, không lúc nào thoát ra. Cho nên phải thường quán sát thân này với máu mủ, phẩn tiểu, tất cả nhơ xấu thải ra, bất tịnh hôi thối. Kinh Niết Bàn nói:
"Cái thành thân như thế, La sát ngu si ở trong đó. Ai là người có trí mà ưa thích thân này". Kinh lại nói:
"Thân này chứa nhóm các khổ, tất cả đều bất tịnh, bị trói buộc bởi các thứ ung nhọt… căn bản không có ý nghĩa, lợi ích. Cho đến thân của các Trời đều cũng như vậy".
Hành giả hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc ngủ hoặc thức phải thường quán thân này, chỉ có khổ, không có vui, rất sinh tâm chán lìa, dẫu việc vợ chồng không thể dứt ngay mà dần dần sinh chán. Thực hành Bảy Pháp Quán Bất Tịnh:
- Quán thân dâm dục này, do tham ái phiền não mà sinh, là chủng tử bất tịnh.
- Do tinh huyết Cha Mẹ hòa hợp, là thọ sinh bất tịnh.
- Ở trong thai người Mẹ, là chỗ ở bất tịnh.
- Ở trong thai do huyết Mẹ nuôi dưỡng là ăn uống bất tịnh.
- Đủ mười tháng từ sản môn sinh ra, là sơ sinh bất tịnh.
- Nằm ở bọc da trong bụng, ở đó có đủ các thứ máu mủ, là thân thể bất tịnh.
- Sau khi chết sình trướng vữa nát hư hoại, là rốt ráo bất tịnh.
Nguyện tôi lìa hẳn tạp thực máu mủ ô uế
bất tịnh tham đắm Năm Dục, thân nam, thân nữ… của Ba Cõi, nguyện được
sinh thân Pháp tánh ở Tịnh Độ. Đây gọi là Hạnh Chán lìa.
HẠNH ƯA NGUYỆN
Lại có hai thứ: Một là trước phải rõ ý nghĩa của việc cầu sinh Tịnh Độ, hai là quán các việc trang nghiêm ở Tịnh Độ kia để tâm ưa thích nguyện cầu. Rõ ý nghĩa vãng sinh - Sở dĩ cầu sinh Tịnh Độ là muốn cứu giúp tất cả khổ của chúng sinh, phải tự nghĩ rằng, nay ta không có lực, nếu ở trong Đời Ác Năm Trược, cảnh phiền não mạnh mẽ, tự sẽ bị Nghiệp lực trói buộc, chìm đắm trong Ba Đường, trải qua nhiều kiếp số, trôi lăn như thế từ vô thỉ đến nay chưa tạm dừng nghỉ, lúc nào mới cứu được chúng sinh khổ? Vì thế nên cầu sinh Tịnh Độ, gần gũi Chư Phật. Nếu chứng được Vô Sinh Nhẫn thì mới có thể ở trong đời Ác Trược cứu chúng sinh khổ. Cho nên Luận Vãng Sinh chép:
"Người phát tâm Bồ Đề, chính là có tâm nguyện làm Phật, tâm nguyện làm Phật là tâm độ chúng sinh, tâm độ chúng sinh là tâm nhiếp thọ chúng sinh sinh về cõi Phật".
Lại nữa, nguyện sinh Tịnh Độ phải đủ hai hạnh: Một là phải xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ Đề; Hai là phải đạt được ba pháp thuận theo cửa Bồ Đề. Thế nào là xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ Đề? Một là nương tựa cửa trí tuệ, không cầu tự vui, xa lìa tâm chấp ngã, tham đắm tự thân. Hai là nương cửa từ bi, cứu khổ cho tất cả chúng sinh, xa lìa tâm không an ổn chúng sinh. Ba là nương cửa phương tiện, thương xót tất cả chúng sinh, muốn đem đến niềm vui cho họ, xa lìa tâm cung kính cung dưỡng tự thân. Nếu xa lìa được ba pháp làm chướng ngại Bồ Đề thì được ba pháp thuận theo cửa Bồ Đề, ba pháp ấy là:
Trích: "Đại Sư Trí Khải Luận" về hai nghĩa: Ưa và Chán
Liên Trì Pháp Vũ Tập - Tịnh độ Tùng Thư của C/S. Mao Dịch Viên
Tịnh Nghiệp học giả Trần Canh Thạch biên tập Hán văn, C/S. Minh Ngọc Phụng dịch.
Lại có hai thứ: Một là trước phải rõ ý nghĩa của việc cầu sinh Tịnh Độ, hai là quán các việc trang nghiêm ở Tịnh Độ kia để tâm ưa thích nguyện cầu. Rõ ý nghĩa vãng sinh - Sở dĩ cầu sinh Tịnh Độ là muốn cứu giúp tất cả khổ của chúng sinh, phải tự nghĩ rằng, nay ta không có lực, nếu ở trong Đời Ác Năm Trược, cảnh phiền não mạnh mẽ, tự sẽ bị Nghiệp lực trói buộc, chìm đắm trong Ba Đường, trải qua nhiều kiếp số, trôi lăn như thế từ vô thỉ đến nay chưa tạm dừng nghỉ, lúc nào mới cứu được chúng sinh khổ? Vì thế nên cầu sinh Tịnh Độ, gần gũi Chư Phật. Nếu chứng được Vô Sinh Nhẫn thì mới có thể ở trong đời Ác Trược cứu chúng sinh khổ. Cho nên Luận Vãng Sinh chép:
"Người phát tâm Bồ Đề, chính là có tâm nguyện làm Phật, tâm nguyện làm Phật là tâm độ chúng sinh, tâm độ chúng sinh là tâm nhiếp thọ chúng sinh sinh về cõi Phật".
Lại nữa, nguyện sinh Tịnh Độ phải đủ hai hạnh: Một là phải xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ Đề; Hai là phải đạt được ba pháp thuận theo cửa Bồ Đề. Thế nào là xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ Đề? Một là nương tựa cửa trí tuệ, không cầu tự vui, xa lìa tâm chấp ngã, tham đắm tự thân. Hai là nương cửa từ bi, cứu khổ cho tất cả chúng sinh, xa lìa tâm không an ổn chúng sinh. Ba là nương cửa phương tiện, thương xót tất cả chúng sinh, muốn đem đến niềm vui cho họ, xa lìa tâm cung kính cung dưỡng tự thân. Nếu xa lìa được ba pháp làm chướng ngại Bồ Đề thì được ba pháp thuận theo cửa Bồ Đề, ba pháp ấy là:
- Là tâm thanh tịnh không nhiễm, không vì tự thân mà mong cầu các vui sướng. Bồ Đề là nơi thanh tịnh không nhiễm, nếu vì tự thân mà cầu vui tức là thân tâm ô nhiễm làm chướng ngại cửa Bồ Đề, cho nên tâm thanh tịnh không nhiễm là thuận theo cửa Bồ Đề.
- Là tâm an thanh tịnh, vì cứu khổ cho chúng sinh nên Bồ Đề là chỗ thanh tịnh để an ổn tất cả chúng sinh, nếu không có tâm cứu giúp tất cả chúng sinh, khiến họ lìa khổ sinh tử thì trái với cửa Bồ Đề, cho nên tâm an thanh tịnh là thuận theo cửa Bồ Đề.
- Là tâm lạc thanh tịnh, muốn cho tất cả chúng sinh chứng Đại Bồ Đề Niết Bàn. Bồ Đề Niết bàn là nơi rốt ráo thường vui, nếu không có tâm khiến cho tất cả chúng sinh được rốt ráo thường vui tức là ngăn đóng cửa Bồ Đề. Cho nên tâm lạc thanh tịnh là thuận theo cửa Bồ Đề.
Trích: "Đại Sư Trí Khải Luận" về hai nghĩa: Ưa và Chán
Liên Trì Pháp Vũ Tập - Tịnh độ Tùng Thư của C/S. Mao Dịch Viên
Tịnh Nghiệp học giả Trần Canh Thạch biên tập Hán văn, C/S. Minh Ngọc Phụng dịch.
Niệm Phật là nhân - Thành Phật là quả - Niệm Phật thành Phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét