XUẤT XỨ CỦA LỄ VU LAN
Tỳ Kheo THÍCH QUANG HUỆ
Tỳ Kheo THÍCH QUANG HUỆ
Rằm Tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày Xá Tội Vong Nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày Cúng Cô Hồn. Nhưng đây cũng còn là Ngày Báo Hiếu mà giới Tăng Ni Phật tử gọi là ngày Lễ Vu Lan. Vậy Lễ Vu lan và lễ Cúng Cô Hồn có phải là một hay không? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng Vu Lan?
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La (Maha Moggalyana), thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được Sáu Phép Thần Thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.
Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến Mẫu Thân, bèn dùng Huệ Nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy Mẹ đã đọa vào kiếp Ngạ Quỷ nơi địa Ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng Phép Thần Thông, tức tốc đến chỗ Mẹ. Tay bưng bát cơm dâng Mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu Mẹ.
Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến Mẫu Thân, bèn dùng Huệ Nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy Mẹ đã đọa vào kiếp Ngạ Quỷ nơi địa Ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng Phép Thần Thông, tức tốc đến chỗ Mẹ. Tay bưng bát cơm dâng Mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu Mẹ.

Ngày Rằm Tháng 7 do đó được gọi là ngày Lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không?

"Ngày mai ông phải thí cho bọn Ngạ Quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".
A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho Bài Chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm Phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng Diệm Khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài Quỷ Đói Miệng Lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng Diệm Khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm Khẩu nữa. Diệm Khẩu từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn đã trình bày trên đây. Phóng Diệm Khẩu mà nghĩa gốc - Thả Quỷ miệng Lửa về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành - Tha tội cho tất cả những người chết. Vì vậy, ngày nay mới có câu - Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.
